Quảng Trị: Một người đuối nước tử vong, gia đình bác tin ‘nhảy cầu tự tử’
Tại khu vực trung tâm, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ làm nghề giao hàng liên tục vào giữa trưa. Thỉnh thoảng, họ tìm đến công viên hoặc những nơi có bóng mát để nghỉ chân, chờ "nổ" đơn tiếp theo. Hầu hết những "tài xế" này đều trang bị nhiều dụng cụ bảo hộ để chống nóng như: găng tay, khẩu trang, khăn trùm đầu, kính mát và nhất là luôn mang theo bình nước để giải khát.Tài xế xe container đánh lái 'thần sầu', tránh xe máy điện sang đường ẩu
“Với mình Paris (Pháp) là một kinh đô thời trang đáng mơ ước - nơi có những nhà mốt lâu đời với phong cách thời trang độc đáo và chất lượng sản phẩm vô cùng tuyệt hảo, sang trọng. Thế nên khi có cơ hội được trình diễn tại đây là một niềm hạnh phúc lớn lao. Giấc mơ mà mình ấp ủ mỗi đêm đã thành hiện thực”, Phan Huy chia sẻ.
Philippines có kế hoạch xây dựng trái phép trên đảo Thị Tứ
Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, thu ngân sách năm 2024 do cục thực hiện đạt 479.034 tỉ đồng, đạt 125,6% dự toán pháp lệnh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cục Thuế TP.Hà Nội tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số thu nội địa; góp phần quan trọng để Hà Nội thu ngân sách lần đầu đạt 500.000 tỉ đồng.Trao đổi với báo chí mới đây, làm rõ câu chuyện số thu năm 2024, ông Vũ Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP.Hà Nội, cho biết rà soát, đánh giá kỹ số liệu đưa ra cho thấy, tất cả các sắc thuế đều tăng trưởng, số tăng đều, không đột biến. Số thu năm nay không phụ thuộc vào số thu từ tài nguyên, đất cát mà là từ sản xuất, kinh doanh, rất bền vững."Năm qua, Cục Thuế TP.Hà Nội rất quyết tâm xây dựng cơ sở dữ liệu lớn. Cán bộ cục thuế gần 1 năm hết tốp này đến tốp khác thường trực ở cơ quan công an. Mỗi quận, huyện được phát 2 máy tính, truy cập thường xuyên, tranh thủ làm cả đêm để tránh nghẽn mạng, để định danh được từng mã số thuế.Sau khi có Đề án 06, chúng tôi đã kết hợp được dữ liệu của các ngành từ công an, bảo hiểm, ngân hàng…, đối chiếu so sánh với nhau. Quả ngọt đầu tiên là thương mại điện tử", lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội nhấn mạnh.Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã có thể theo dõi từng hoạt động kinh tế phát sinh trên không gian mạng; theo dõi chính xác dòng tiền, các lần vận chuyển, cũng như địa chỉ cửa hàng, cư trú của các tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.Kết quả đã định danh được 508.652 gian hàng, tăng 178.699 gian hàng, tăng 139% so với thời kỳ bắt đầu triển khai (tháng 3.2024). Số mã số thuế đã định danh là 432.181 mã, tăng 261.132 gian hàng, tăng 218% so với thời kỳ bắt đầu triển khai."Hiện nay, với cơ sở dữ liệu lớn, ngành thuế có thể theo dõi, xác định chính xác từng người nộp thuế có các hoạt động như vận chuyển hàng hóa, doanh thu, luồng hàng thế nào, trên cơ sở đó theo dõi được số thuế", ông Cường nói.Theo lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội, trước đây, nhiều người kinh doanh thương mại điện tử chưa có ý thức phải đóng thuế. Trong năm 2024, cộng đồng người kinh doanh trên mạng đã phải tìm hiểu xem mình đóng thuế đúng, đủ, kịp thời chưa, còn bị phạt không… Đó là điều rất tích cực."Tuy nhiên, một bộ phận lại lan truyền nhau thông tin tìm cách lách thuế, trốn thuế, dạy nhau cách chuyển tiền không ghi nội dung. Nhưng có biết đâu, toàn bộ dữ liệu vận chuyển hàng hóa từ kho hàng, từ điểm này đến điểm kia chúng tôi đã nắm được, trước sau sẽ phát hiện ra. Chỉ có điều cán bộ thuế sẽ vất vả hơn", ông Vũ Mạnh Cường chia sẻ.Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, năm qua, cùng với việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cơ quan thuế cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.Đối với những trường hợp đã được tuyên truyền, giải thích mà vẫn cố tình không chấp hành và trốn tránh nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng.Đến hết năm 2024, trên địa bàn thủ đô đã có 86.894 tổ chức, cá nhân được rà soát, đưa vào quản lý thuế. Trong đó, có hơn 29.500 doanh nghiệp, tăng 53% so với cùng kỳ; hơn 40.500 hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, tăng 96% so với cùng kỳ; 16.882 cá nhân, tăng 159% so với cùng kỳ.Tổng số thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử do Cục Thuế TP.Hà Nội thực hiện đến 31.12.2024 đạt 42.510 tỉ đồng, tăng 10.592 tỉ đồng so với thực hiện năm 2023, tương ứng tăng 33%.
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Thế giới lãng phí 10.000 tỉ USD/năm liên quan thực phẩm nông nghiệp?
Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (giữ nguyên).Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng (tăng 2 - 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thởÔ tô: 6 - 8 triệu đồngXe máy: 2 - 3 triệu đồngVượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thởVượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thởLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 - 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô.Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 - 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, "có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn" là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu.